Ống cao su bố vải được biết đến là một loại ống dùng để dẫn nước, chất thải, xả bùn, cát,… trong ngành sản xuất và xây dựng. Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại ống cao su bố vải, trong đó nổi bật nhất phải kế đến là ống cao su bố vải 3 lớp và 5 lớp của hãng Công Danh Hùng Mạnh. Trong bài viết này, hãy cùng Công Nghiệp 247 tìm hiểu ứng dụng thực tiễn và sự khác nhau giữa loại 3 lớp và 5 lớp vải nhé.
Mô tả về ống cao su bố vải
-
Chất liệu cấu tạo thành ống cao su bố vải
Ống cao su bố vải được làm từ chất liệu chính là cao su mềm cao cấp và các lớp vải dạng lưới. Cao su cho khả năng đàn hồi và chịu mài mòn rất tốt, kết hợp với các lớp bố vải bên trong, giúp ống bền chắc hơn rất nhiều, mức chịu áp lực và nhiệt độ được gia tăng đáng kể.
-
Các loại ống cao su bố vải phổ biến trên thị trường
Theo nhà sản xuất ống cao su bố vải Công Danh Hùng Mạnh, sản phẩm bao gồm các loại sau: 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp, 9 lớp và nhiều lớp hơn nữa theo quy tắc số lẻ. Về độ phổ biến thì chỉ có hai loại là ống cao su bố vải 3 lớp và 5 lớp là thông dụng nhất, còn lại là hàng đặc chủng, được dùng cho những môi trường làm việc đặc thù.
>>> Tại sao chọn ống cao su bố vải Công Danh Hùng Mạnh —> Xem thêm +
-
Thông số kỹ thuật ống cao su bố vải
Ống cao su bố vải nói chung có chiều dài tiêu chuẩn một cuộn là 10m hoặc 20m, khả năng chịu áp lực lên tới 20bar, nhiệt độ tối đa 80 độ C. Ống có độ dày từ 4mm trở lên, với các kích thước đường kính trong ( mm ): 8, 10, 12, 14, 16, 19, 22, 25, 27, 30, 32, 34, 38, 40, 42, 45, 48, 50, 55, 60, 65, 70, 76, 80, 90, 100, 110, 120, 125, 150, 170, 200, 220, 250, 300.
>>> Xem đầy đủ các đường kính của ống cao su bố vải: Tại đây
Ống cao su bố vải 3 lớp và 5 lớp khác nhau như thế nào
- Kiểu dáng: với ống cao su bố vải 3 lớp từ kích cỡ 8mm đến 65mm sẽ có dạng tròn, từ 70mm đến 300mm sẽ có dạng xẹp. Với ống cao su bố vải 5 lớp thì chỉ có dạng tròn, không có dạng xẹp.
- Lớp bố vải: không chỉ khác nhau về số lớp bố, mà độ dày dặn của sợi bố cũng khác nhau, ống cao su bố vải 5 lớp được bện các sợi bố dày hơn nhiều.
- Độ dày thành ống: ống cao su bố vải 3 lớp có độ dày thành ống từ 4mm – 6mm, còn ống cao su bố vải 5 lớp có độ dày từ 7mm trở lên.
- Trọng lượng: ống cao su bố vải 5 lớp có nhiều lớp vải hơn, độ dày thành ống cũng lớn hơn, nên so về trọng lượng cũng sẽ nặng hơn ống cao su bố vải 3 lớp.
- Khả năng chịu mài mòn, va đập: hàng 5 lớp tốt hơn hàng 3 lớp.
- Độ bền: hiển nhiên rồi, ống cao su bố vải 5 lớp có độ bền bỉ cao hơn.
- Giá thành: ống cao su bố vải 5 lớp có giá thành cao hơn không đáng kể so với hàng 3 lớp.
- Khác: khả năng chịu áp lực nổ, nhiệt độ, kháng xé của hàng 5 lớp nhỉnh hơn hàng 3 lớp.
Ứng dụng của ống cao su bố vải 3 lớp và 5 lớp
Chúng ta vừa cùng điểm qua chi tiết đặc tính khác nhau giữa ống cao su bố vải 3 lớp và 5 lớp, chính những yếu tố này mà nhà sản xuất đề ra khuyến nghị sử dụng như sau:
- Ống cao su bố vải 3 lớp phù hợp với các công việc xả nước, chất thải, nén khí trong dân dụng, công trình xây dựng, nhà máy sản xuất.
- Ống cao su bố vải 5 lớp sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt nếu dùng vào các công việc như xả bùn, cát, đá dăm,… chất có độ mài mòn cao.
>>> Mua ống cao su bố vải giá tốt tại Hà Nội —> Xem chi tiết
Phụ kiện thường được sử dụng đi kèm Ống cao su bố vải 3 lớp và 5 lớp
- Đầu ren: để kết nối được với một số máy móc, thiết bị chuyên dụng nhập khẩu từ nước ngoài, thì ống phải ép đầu ren, đầu nối phù hợp.
- Khớp nối: có những dự án với quy mô rộng lớn, ta phải dùng khớp nối để nối các đoạn ống lại với nhau, để thành một hệ thống ống dẫn đạt yêu cầu.
- Đai siết: là vật dụng thiết yếu với vai trò siết chặt đầu ống vào máy móc, đầu ren, khớp nối.
- Trõ ( Rọ ): sản phẩm này kết nối với ống dẫn nhằm mục đích lọc rác thải, cặn bẩn không mong muốn ra khỏi nguồn nước.